2 công đoạn sản xuất gỗ ghép finger (ghép nối đầu thanh và ghép thanh thẳng tạo ván)

Gỗ ghép finger (ván ghép finger) hay còn gọi là gỗ ghép thanh mộng đứng hay gỗ ghép ghép thanh mộng nằm được hình thành nhờ việc nối ghép các thanh từ ngắn trở thành dài, từ thanh có diện tích hẹp thành ván có diện tích rộng cần thiết. Các hình thức nối ghép rất đa dạng, phong phú và mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng.

2 công đoạn Cơ bản của việc ghép gỗ hay ghép ván bao gồm công đoạn nối đầu thanh và ghép thanh thẳng tạo ván  :    
- Nối đầu thanh sản xuất gỗ ghép :
Nối đầu thanh nhằm tạo ra những thanh gỗ có đủ chiều dài cần thiết cho việc sử dụng. Có hai giải pháp nối đầu thanh là: Nối răng lược và nối xiên góc tuy nhiên việc ghép nối thông dụng hiện nay thường sử mối nối răng lược.

+ Nối răng lược :

Việc nối các đầu thanh lại với nhau phải dùng các thiết bị chuyên dùng, đó là các máy phay răng lược hoặc các máy dập răng lược để gia công các đầu thanh gỗ cần được nối, sau đó cố định mối nối bằng keo và lực ép.
Mối nối finger mộng đứng
 Mối nối finger mộng nằm

+ Ghép thanh thẳng tạo ván :
Ghép thanh thẳng tạo ván nhằm mục đích để tạo được tấm gỗ ghép (ván ghép) cần thiết. Sau khi các thanh đã được nối đủ chiều dài, ta bắt đầu ghép cạnh các thanh để được tấm gỗ ghép (ván ghép). Khi ghép thanh thẳng tạo ván, ta cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Xoay lật và sắp xếp các thanh lõi sao cho sự sắp xếp toàn bộ các thanh lõi tạo thành tấm gỗ ghép (ván ghép) xuyên tâm.

+ Rải đều mối nối đầu của các thanh gỗ trên toàn bộ diện tích bề mặt tấm gỗ ghép (ván ghép), nhằm mục đích tránh tình trạng tập trung ứng suất ở các mối nối đầu liền nhau của các thanh nằm kề nhau trong tấm gỗ ghép (ván ghép).

+ Các thanh gỗ thành phần trong một tấm gỗ ghép (ván ghép) chỉ được ghép với nhau khi chúng cùng một chủng loại gỗ, nhằm làm tăng tính đồng nhất và ổn định cho tấm gỗ ghép (ván ghép).

+ Các thanh gỗ sau khi được nối đầu thanh đủ kích thước chiều dài và đảm bảo các nguyên tắc như trên sẽ được tiến hành tạo mối liên kết cạnh thẳng của thanh lại với nhau.

+ Để ghép thanh tạo ván yêu cầu các thanh ghép ván phải có cùng tiết diện ngang là hình chữ nhật, và các mặt cạnh tiếp xúc phải liền nhau nhằm tạo điều kiện cho chất lượng các mối dán dính là cao nhất.

+ Mốì liên kết này có thể thực hiện bằng cách dán keo từng đoạn hoặc dán keo liên tục suốt chiều dài cạnh.

. Mối ghép bằng keo dán từng đoạn : Dùng keo đóng rắn nguội để tráng từng đoạn với khoảng cách đều nhau cho các mặt cạnh dán dính. Mỗi đoạn tráng keo dài từ 2 đến 5 cm. Sau đó ép trên máy ép nguội với lực ép đủ lớn và trong một khoảng thời gian xác định (tùy thuộc vào chế độ ép).

Hình Mối ghép bằng keo dán từng đoạn

Ghép thanh thẳng tạo ván (mộng nằm)

Ghép thanh thẳng tạo ván (mộng đứng)

.Mối ghép bằng keo suốt chiều dài cạnh : Keo được tráng suốt chiều dài cạnh. Sau đó ép trên máy ép nguội với lực ép và trong một khoảng thời gian xác định. Mối ghép cạnh thẳng gia công đơn giản, dễ cơ giới hóa và tự động hóa.

Nguồn : Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ chế biến gỗ cao su sau khi trích nhựa